menu

chuyên mục

Giới Thiệu

Nhiều người xem

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Tour du lịch Nha Trang- Đà Lạt- Đại Nam- Miền Tây(10 ngày 9 đêm)


Sẽ chẳng có những giây phút nào ngọt ngào hơn – lãng mạn hơn khi hai bạn nhâm nhi ly rượu vang và ngắm nhìn thành phố trong sương từ của sổ của căn phòng. Tản bộ dọc hồ Xuân Hương khám phá thành phố mờ sương, đắm mình trong không gian tĩnh lặng đầy thơ mộng, nhấm nháp ly sữa đậu nành bốc khói nghi ngút chia sẻ cảm giác ấm áp gần gũi bên nhau. Tĩnh tâm tại Thiền Viện Trúc Lâm, ngập tràn yêu thương tại Thung lũng tình yêu và thưởng thức các bữa ăn dành riêng cho hai người tại những nhà hàng lãng mạn và tốt nhất của Đà Lạt hoặc đến với Nha Trang nơi có biển xanh – cát trắng – nắng vàng và khu du lịch đẳng cấp quốc tế: Vinpearland và dòng suối khoáng nóng Thác Bà Ponaga… Chắc chắn sẽ làm cho đôi tình nhân quên đi những mệt mỏi sau những ngày chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất của đời mình…. Vậy Bạn muốn có những không gian lãng mạn và những trải nghiệm thú vị…. Có thể nói tuyến Du lịch: Nha Trang - Đà Lạt là sự kết hợp hài hoà của đất trời Phương Nam mà tạo hoá dành cho các cặp tình nhân.



CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ

HÀ NỘI- NHA TRANG- ĐÀ LẠT- ĐẠI NAM-PHÚ QUỐC

Thời gian: 10 ngày 9 đêm
Giá tour: 8.995.000
Khởi hành: Theo yêu cầu
Phương tiện: Xe máy lạnh



NGÀY 01: HÀ NỘI – NHA TRANG



12h00: Xe và HDV công ty du lịch đón khách tại sân bay Cam Ranh . Khởi hành về lại Nha Trang bằng “ Con Đương Hoa Hậu” trải dài ven biện lộng gió với những cảnh đẹp hoang sơ và đầy nét quyến rũ. Quý Khách rải nghiệm không khí biển từ trên xe với KDL Diamond Bay, Hòn Tằm…
12h30: Về đến Nha Trang, Quý Khách dùng bữa trưa, nhận phòng, nghỉ ngơi
14h30: Quý Khách đi tham quan thành phố Nha Trang Khu du lịch Tháp Bà – trung tâm khoáng bùn Nha Trang, quý khách tự do tắm khoáng nóng  thưởng thức dịch vụ “ÔN TUYỀN THỦY LIỆU PHÁP”, một phương thuốc thần kỳ chữa các bệnh nhứt mỏi của cơ thể làm cho tinh thần sảng khóai và bớt căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả.
16h00:  Quý khách đi cáp treo vượt biển đến HÒN NGỌC VIỆT,  tham quan khu du lịch 5* nổi tiếng với công trình Khách sạn và bãi tắm lớn nhất Đông Nam Á. Không những bờ biển được đầu tư sang trọng bậc nhất mà Hồ Bơi Nước Ngọt ngay trên bãi biển cũng thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Quý khách tham gia các trò chơi Cưỡi ngựa, Cảm giác lạ lùng tại Khu Chiếu Phim 4D, các trò chơi cảm giác mạnh như tàu Lượn Siêu Tốc, hay mình đang được bay vào vũ trụ như Chiếc Búa ngược…và  rất nhiều những trò chơi đầy thú vị khác.
18h00: Ăn tối tại nhà hàng
19h00: Quý Khách di chuyển xuống Nhà Hát Con Sò ngắm một trong những công trình vĩ đại Nhất Việt Nam – Chương Trình Nhạc Nước, quý khách thả lòng mình vào những giây phút thơ mộng trong ánh đèn lase đầy đủ màu sắc.
20h30: Quý Khách đi cáp treo về trung tâm thành phố.
Tối: Tự do khám phá thành phố biển về đêm, nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 02: NHA TRANG- ĐÀ LẠT


07h00: Đoàn trả phòng, dùng bữa sáng
08h00: Khởi hành  đi  Quý Khách đến cảng Cầu Đá đi tàu tham quan vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới du khách ngắm cảnh làng chài, Bãi Sạn, Hòn Tằm, Hòn Tre... Đoàn tiếp tục đến với khu vui chơi giải trí 4 sao Diamond bay tắm biển và chơi các trò chơi trên biển như: Môtô nước, dù bay, xuồng thể thao, lướt ván, thuyền chuối tại bãi tắm Nhũ Tiên. Tham quan khu vui chơi giải trí Wonder land (Sông Lô), nơi diễn ra cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ 2008.
11h00: Dùng bữa trưa tại Khu Du Lịch

13h00:  Đoàn rời Nha Trang đi Đà Lạt - điểm nhấn thứ hai của hành trình du lịch Nha Trang Đà Lạt 5 ngày, theo đường Khánh Vĩnh – Đơn Dương, đi ngang qua các thôn bản của người dân tộc Raglai, Sông Tranh, Bến Lội qua vườn quốc gia Bi-Đoup núi bà, dừng trên đỉnh hòn Giao cho Quý khách thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng hùng vĩ.
17h00: Đến Đà Lạt, về khách sạn nhận phòng.
Buổi tối: Quý khách đi dạo Đà Lạt về đêm, thưởng thức các món ngon ở chợ đêm Âm Phủ, hương vị cà phê phố núi ở quán Thủy Tạ, ngắm cảnh Hồ Xuân Hương, nghỉ đêm tại Đà Lạt.

NGÀY 03: ĐÀ LẠT- THÀNH PHỐ THÔNG REO



07h00:Đoàn dùng bữa sáng tại Khách Sạn
08h00: Khởi hành tham quan Đồi Cù - Một địa danh nghỉ dưỡng sang trọng nhất của Thành Phố Đà Lạt với một sân gôn quốc tế 18 lỗ và một Khách Sạn 5 sao cao cấp. Quý Khách thử tài đánh gofl và lưu giữ lại những khoảnh khắc ấn tượng tại nơi này. Tiếp đến, Đoàn ghé Khu trưng bày xuất khẩu hoa khô Đà Lạt chiêm ngưỡng các loại hoa phong phú của Đà Lạt. Đoàn tới KDL Đồi Mộng Mơ với trích đoạn “Vạn Lý Trường Thành”, tham quan Mộng Mơ Tửu, ngôi nhà Cổ 300 năm; khu tưởng niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; tham dự chương trình nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Xe tiếp tục đưa Quý Khách đến  thưởng thúc đặc sản Đà Lạt; Mứt, dâu…(miễn phí).
12h00:Dùng cơm trưa, nghỉ ngơi.
14h00:Quý khách lên xe đi tham quan: Nhà Thờ Domain de Marie với mệnh danh thiên đường áo len cùng một kiến trúc cổ nhất Đà Lạt còn lưu giữ lại. Nhà Thờ là nơi lưu giữ những khung cảnh êm dịu và tĩnh lặng nhẹ nhàng. Tiếp tục xe đưa đoàn tới Khu Du Lịch LangBiang cùng nhau  chinh phục đỉnh Langbiang . Nghe truyền thuyết về chuyện tình của chàng Lang và nàng Biang. Chụp hình ngắm cảnh trong sương mù trên đỉnh LangBiang.
17h30:Dùng bữa tối tại Langbiang dưới chân LangBiang huyền thoại , tham gia chương trình giao lửa trại giao lưu với người dân tốc Lạch với điệu Mừng Lúa Mới bên ánh lửa bập bùng cùng chóe rượu cần, thưởng thức thịt rừng nướng hát vang tiếng hát núi rừng.

NGÀY 04: ĐÀ LẠT- VŨNG TÀU


07h00   Đoàn làm thủ tục trả phòng khách sạn dùng điểm tâm sáng,  khởi hành về Tp. Vũng Tàu. Trên đường ghé chợ Đà Lạt mua săm đặc sản. Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm… Quý khách tiếp tục lên đường về lại Sóc Trăng
11h30: Đoàn dùng bữa trưa tại Khu Du Lịch Madagui
16h00: Tới Vũng Tàu, Quý Khách nhận phòng, nghỉ ngơi, tự do tắm biển
18h00: Đoàn dùng bữa tối, sau đó Quý Khách tự do tham quan Thành Phố Vũng Tàu về đêm với những chiếc xe đạp đôi thơ mộng, thương thức cà phê Ô Cấp…
Nghỉ đêm tại Vũng Tàu

NGÀY 05: VŨNG TÀU- KDL HỒ MÂY


06h30: Dùng điểm tâm sáng. Tự do tắm biển.
07h30: Quý Khách khởi hành tham quan Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Mây- Đây là hệ thống cáp treo đầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đầu tư xây dựng, hệ thống cáp treo được nhập từ châu Âu với công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay 2.000 người/giờ. Quý  khách khi đi cáp treo này sẽ được ngắm thành phố Vũng Tàu từ trên cao xuống với biển, núi, rừng hoa anh đào, rừng cây giả tỵ và Khu Bạch Dinh, Bãi Dâu, Bãi Trước, Bãi Sau…
11h30: Dùng bữa trưa tại KDL
15h00: Về lại Khách Sạn nghỉ ngơi, tự do tắm biển
18h00: Quý Khách dùng bữa tối. Tự do tham quan, khám phá vũng tàu về đêm

NGÀY 06: VŨNG TÀU- HÀ TIÊN


06h00: Quý Khách trả phòng, dùng bữa sáng
07h00: Khởi hành đi Hà Tiên, Quý Khách nghỉ ngơi và nghe thuyết minh trên xe với các địa danh trải dài miền tây tổ Quốc như: Trung Lương, Cầu Mỹ Thuận, Phà Vàm Cống…
11h30: Quý Khách dùng bữa trưa tại Trung Lương, nghỉ ngơi, sau đó, tiếp tục khởi hành đi Hà Tiên
18h00: Quý Khách đến Hà Tiên, dùng bữa tối, nhận phòng, nghỉ ngơi
Tự do tham quan, khám phá Hà Tiên về đẹp với thập cảnh đẹp. Nghỉ đêm tại Hà Tiên

NGÀY 07: HÀ TIÊN- PHÚ QUỐC


06h00: Tới Hà Tiên Quý Khách nghỉ ngơi, Dùng bữa sáng.
07h45: Khởi hành ra Bến Tàu Hà Tiên, Làm thủ tục đi qua khu vực 99 ngọn núi, Nơi được mệnh danh là Đảo Ngọc – Phú Quốc.
10h40: Xe và hướng dẫn đón khách tại Cảng An Thới, khởi hành đi tham quan Dinh Cậu - Một địa danh nổi tiếng của vùng Đảo Ngọc - Nơi thờ Cậu Tài, Cậu Quý – Một tục lệ khá nổi tiếng của người dân Phú Quốc - Đặc biệt là với những người dân mỗi lần ra biển , Sau đó Đoàn di chợ Dương Đông tham quan, mua sắm.
12h00: Dùng cơm trưa, về khách sạn nhận phòng nghỉ trưa. 
14h00: Tham quan và thưởng thức rượu tại Lò Sản Xuất Rượu Sim Rừng nổi tiếng Phú Quốc - Chúng ta sẽ thấy tận mắt quy trình làm rượu Sim từ loại trái cây hoang dã mọc rất nhiều tại khu vực này .
Đoàn tham quan Hùng Long Tự, ngôi chùa cổ tọa lạc lưng chừng đồi với những cảnh quan tuyệt đẹp như “Đồi Tím Hoa Sim, cây Kơ Nia 300 tuổi, Long Chầu Hổ Phục” … Tiếp tục tham quan Suối Tranhmột trong những dòng suối đẹp và trong lành bậc nhất Phú Quốc, Quý Khách có thể leo núi và tắm suối tại dòng Thác Tranh thơ mộng đầy sức quyến rũ, tham quan Làng Chài Cổ Hàm Ninh, quí khách có thể thưởng thức tại chỗ như “Cua, Ghẹ, Ốc Nhảy, Ốc Vú Nàng, Tôm Tích, Hải Mã hay Cá Ngựa thiên nhiên với giá cả phải chăng”
17h30: Về khách sạn dùng cơm chiều, Tham gia chương trình Gala Dinner với chủ đề “ Phú Quốc Đêm” cùng các trò chơi vui nhộn và những phần quà thú vị. Quý Khách cùng cắt bánh kèm mừng những thành viên có sinh nhật trong tháng khởi hành tour
Buổi  tối Qúy Khách tự do khám phá đất đảo về đêm.

NGÀY 08: PHÚ QUỐC - HOANG SƠ BIỂN ĐẢO (Ăn ba bữa)


07h00: Dùng điểm tâm sáng tại khách sạn.
08h00: Xe và hướng dẫn đưa Quý Khách tham quan Cơ Sở Nuôi Cấy Ngọc Trai Việt Nhật. bằng những sản phẩm chất lượng cao với đủ thể loại và màu sắc sẽ mang lại cơ hội cho du khách tham quan và mua sắm được những mặt hàng ngọc trai chính hiệu nhất, tham quan  và tắm biển tại Bãi Sao , bãi biển cát trắng đẹp nhất Phú Quốc.
Chương trình phụ:Quý Khách ra cảng An Thới, xuống tàu câu du lịch sau 30 phút vui đùa cùng sóng biển, du thuyền sẽ neo đậu gần các đảo nhỏ hoang sơ, thơ mộng để quí khách câu cá với đầy đủ các loại cá: “ Cá Mú, Cá Tràm, Cá Hồng…” tại Quần Đảo Phía Nam Của Phú Quốc. Quí khách dùng cơm trưa trên du thuyền với các món ăn truyền thống của xứ đảo cùng chiến lợi phẩm mà mình đã câu được ( nướng hoặc chiên xù) . ( Chi phí câu cá tự túc) Các Rạn San Hô Đủ Màu Sắc, đầy quyến rũ dưới lòng đại dương cùng các bãi biển đẹp cũng là cơ hội để Quý Khách khám phá và tắm biển trong chương    trình.
14h00: Tàu trở về Cảng An Thới, đi Chợ Hải Sản Kho, tham quan di tích lịch sử Nhà Tù Phú Quốc nơi được coi là một trong những địa ngục trần gian mà người Mỹ đã dựng lên để giam giữ và tra tấn tù binh cách mạng
17h00: Về khách sạn dùng cơm chiều, tối Quý Khách tự do tham quan Chợ Đêm Phú Quốc với rất nhiều mặt hàng từ đồ lưu niệm đến những món đặc sản Phú Quốc.    


NGÀY 09: PHÚ QUỐC- RẠCH GIÁ- HỒ CHÍ MINH

06h00: Dùng điểm tâm sáng tại khách sạn.
07h00: Xe và HDV đưa Quý Khách ra cảng làm thủ tục về lại Rạch Giá chuyến 08h00.
11h00: Dùng cơm trưa tại Rạch Giá.
12h30: Tiếp tục khởi hành về TP. HCM
18h30: Về đến Tp. HCM, xe đưa đoàn dùng bữa tối, nhận phòng, nghỉ ngơi. Tự do tham quan TP. HCM về đêm

NGÀY 10: THÀNH PHỐ MƯỜI MÙA HOA- TIỄN KHÁCH

07h00:Dùng điểm tâm sáng.
·         Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tại khách sạn, sau đó đưa đoàn đến tham quan 
·         Dinh Thống Nhất: Hay còn gọi là Dinh Độc Lập"Phủ đầu rồng"...  
·         Nhà Thờ Đức Bà: một công trình độc đáo được xây dựng theo lối kiến trúc thời Pháp.  
·         Bưu Điện Trung Tâm: công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.  
·         Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố : trụ sở của UBND TP.HCM được xây dựng từ năm 1898 - 1909 - kiến trúc sư Gardès thiết kế.
·         Mua sắm tại Chợ Bến Thành
11h00: Đoàn trả phòng, Dùng cơm trưa Khởi hành ra Sân Bay Tân Sơn Nhất. Tiễn khách

GIÁ TOUR

Nơi khởi hành
Số lượng Khách thực tế khởi hành
Giá tour/Khách

> 30 KHÁCH
8.995.000 đ/khách
.

GIÁ TRÊN BAO GỒM
GIÁ CHƯA BAO GỒM
Xe ô tô du lịch 35 chỗ đưa đón tham quan.
Ăn uống trọn tour. Tổng cộng: 19 bữa chính tiêu chuẩn:100.000 VNĐ/Bữa/ Khách
Ăn sáng: Tổng cộng 09 bữa: Bún, phở, hủ tiếu… có nước uống giải khát kèm theo
Khách Sạn: 2* Việt Nam
 Phí tham quan theo chương trình trên.
HDV nhiệt tình, vui vẻ, chuyên nghiệp.
Bảo hiểm du lịch theo quy định Việt Nam.
Tặng: nước, khăn lạnh, ảnh lưu niệm.

Chi phí cá nhân ngoài chương trình: điện thoại, giặt ủi.
Thuế VAT.
Vé cáp treo Vinpearland
Phí trò chơi tại KDL Hồ Mây
Phí tắm bùn

TRẺ EM
ÜDưới 05 tuổi: miễn phí
Từ 06 đến 10tuổi: 50% giá tour (ngủ chung người lớn)
Từ 11 tuổi trở lên: 100% giá tour





Tour du lịch lễ 30-4: Cần Thơ- Đà Lạt(3 ngày 3 đêm)

Đà Lạt được mệnh danh là "thành phố của mùa Xuân". Ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi. 





CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ 30-4

CẦN THƠ- ĐÀ LẠT

VƯỜN HOA - THUNG LŨNG TÌNH YÊU - LANGBIANG - THÁC ĐATANLA

Thời gian: 3 ngày 3 đêm

Giá Tour:

Khởi hành: Theo yêu cầu

Phương tiện: Xe máy Lạnh


Ngày 01: CẦN THƠ - ĐÀ LẠT

19h00: Xe đón Quý khách tại Công ty Du lịch VNTour. Khởi hành đi Đà Lạt. Đòan sinh hoạt, ca hát những bài ca tập thể. Nghỉ đêm trên xe.

Ngày 02: CHÙA VE CHAI – LANGBIANG HUYỀN THOẠI

06h30: Đến Đà Lạt, quý khách dùng điểm tâm tại nhà hàng.
07h30: Đoàn bắt đầu hành trình khám phá "Đà Lạt sắc màu tình yêu". Xe đưa đoàn đi Trại Mát, trên đường đoàn ngắm những nông trường trồng hoa, trồng rau... Đến Trại Mát, đoàn tham quan Chùa Linh Phước (Chùa Ve Chai) nơi từng có truyền tích tỏa hào quang tại Đà Lạt.Tham quan Pháp Phước Duyên và Đại Hồng Chung, được coi là một trong những công trình lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Tiếp tục, quý khách tham quan Nhà thờ Domain de Marie với kiến trúc phương Tây, tìm hiểu về sự màu nhiệm của Thánh nữ, cầu bình an cho bản thân và gia đình.Đoàn có thể mua áo len do trẻ mồ côi đan thêu với giá rẻ.
11h30: Dùng cơm trưa tại nhà hàng. Về khách sạn nghỉ ngơi.
14h00: Xe đưa đoàn đến Langbiang, quý khách chinh phục đỉnh Lang biang bằng xe zeep(chi phí tự túc), chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên và nghe kể lại câu chuyện tình lãng mạn. Ngắm Suối Vàng, Suối Bạc từ đỉnh Langbiang thơ mộng. Trở về lại Đà Lạt.
17h00: Đoàn dùng cơm chiều.

19h30: Tự do dạo phố chợ đêm Đà Lạt hoặc tham gia chương trình giao lưu dân tộc (chi phí tự túc)

 Ngày 03:  VƯỜN HOA – THUNG LŨNG TÌNH YÊU - THÁC ĐATANLA

06h30: Dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng.
07h30: Tiếp tục tham quan Vườn hoa thành phố, nơi hội tụ của các loài hoa nổi tiếng Đà Lạt. Tiếp tục đưa đoàn đi tham quan khu du lịch Thung lũng tình yêu, lãng mạn và trữ tình với rừng thông, hồ Đa Thiện, cưỡi ngựa tham quan, chụp hình lưu niệm...Tham quan Phòng trưng bày và bán các sản phẩm hoa khô ướp vĩnh cửu bằng công nghệ sinh học hiện đại của công ty Rừng Hoa Đà Lạt.
11h30: Dùng cơm trưa nghỉ ngơi.
14h00: Xe đưa đoàn tham quan Thiền viện Trúc Lâm. Đoàn có thể đến đồi Rô Bin, di chuyển bằng hệ thống cáp treo dài hơn 2.300m sang tham quan Thiền viện và ngắm Hồ Tuyền Lâm.
15h00: Đoàn tiếp tục tham quan Thác Đatanla hoang sơ, quý khách có thể sử dụng máng trượt để xuống thác.
17h00: Ghé Chợ Đà Lạt tham quan mua sắm.
18h00: Dùng cơm chiều. Về khách sạn nghỉ ngơi.
19h00: Đoàn tự do tham gia chương trình xe đạp đôi "Tình nhân" dạo Hồ Xuân Hương.

Ngày 04: ĐÀ LẠT - BẢO LỘC - CẦN THƠ

05h00: Quý khách trả phòng khách sạn. Tạm biệt thành phố ngàn hoa, khởi hành về lại Cần Thơ.
07h00: Ghé siêu thị Trà Tâm Châu, du khách dùng điểm tâm, thưởng thức trà, cafe miễn phí. Mua quà cho gia đình người thân.
08h00: Tiếp tục hành trình.
12h00: Dùng cơm trưa trên đường về.
12h30: Đoàn tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A về lại Cần Thơ
18h30: Đến Cần Thơ. Xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại. 


Bao gồm: 
  • Phương tiện vận chuyển: hệ thống xe đời mới ghế bật, máy lạnh, tiêu chuẩn phục vụ du lịch
  •     Hướng dẫn viên: phục vụ suốt tuyến, vui vẻ, hoạt bát, phục vụ tận tâm.
  •     Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao: phòng 2, 3, 4 khách, trang bị điều hòa, TV , ĐT, nước nóng, tủ lạnh… Nếu ở 01 mình, phải đóng tiền phụ thu phòng đơn.
    • Vé tham quantheo chương trình.
    • Ăn uống: Phục vụ từ sáng ngày đi đến chiều ngày về.
    • Thực đơn hợp khẩu vị và thay đổi từng bữa.
Không bao gồm:
  • Chi phí cá nhân: ăn uống, giặc ủi…
  • Vé tham quan ngoài chương trình.
  • Thuế VAT 
Đặc biệt:
  • Nước suối, khăn lạnh theo tiêu chuẩn (01 ngày/ 01 cái/ 1 khách)
  • Nón chất lượng cao mang Logo công ty du lịch Royal Tour
  • Bảo hiểm du lịch trọn tour với giá cao nhất 10.000.000đ/khách
Giá vé cho trẻ em:

  •   Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí vé dịch vụ (ăn chung, ngủ chung với cha mẹ). Chi phí cá nhân tự túc
  •   Trẻ em từ 5 – 11 tuổi mua 50% vé dịch vụ (tiêu chuẩn ăn uống, tham quan, ngủ chung với cha mẹ). Một phòng không quá 2 bé ½ vé. Nếu 2 bé trở lên phải mua 1 vé như người lớn.
  •   Trẻ em 12 tuổi mua một vé như người lớn.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Buôn Ma Thuột (Daklak)

Buôn Ma Thuột (Hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột (Ama là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận số 60-KL/TW về việc xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020.

Vị trí

Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.

Lịch sử

Ngã Sáu Buôn Ma Thuột trước
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue...xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông Krông Ana nghĩa là sông mẹ (Sêrêpôk)
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam bất ngờ tiến đánh Buôn Ma Thuột, mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến tới việc đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, thị xã Buôn Ma Thuột có 7 phường: Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự An và 22 xã: Cư ÊBur, Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Bông, Ea Kao, Ea Na, Ea Nuôl, Ea Po, Ea Tam, Ea Tiêu, Ea T'ling, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân, Nam Dong, Quảng Điền, Tâm Thắng, Trúc Sơn.
Ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách 4 xã: Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền, Ea Tiêu để thành lập huyện Krông Ana.[1]
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách 5 xã: Ea T'ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Po, Nam Dong để thành lập huyện Cư Jút.[2]
Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột; chuyển xã Ea Tam thành phường Ea Tam; thành lập phường Khánh Xuân; chuyển 3 xã: Cuôr Knia, Ea Nuôl, Ea Bar về huyện Buôn Đôn quản lý; chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh về huyện Cư Jút quản lý; chuyển xã Hòa Đông về huyện Krông Pắk quản lý.[3]
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia phường Tân Lập thành 3 phường: Tân Lập, Tân Hòa và Tân An; chia phường Thắng Lợi thành 2 phường: Thắng Lợi và Tân Lợi; chia phường Thống Nhất thành 2 phường: Thống Nhất và Thành Nhất.[4]
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân thuộc huyện Cư Jút (sau khi chuyển huyện Cư Jút về tỉnh Đắk Nông mới thành lập) về thành phố Buôn Ma Thuột quản lý.[5]
Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 2.[6]
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.[7]

Diện tích, dân số

Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
Dân số toàn thành phố là 342.182 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.

Hành chính

Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau:
  • Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
  • Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
  • Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
1.Cư Êbur 2.Tân Lợi 3.Tân An 4.Ea Tu 5.Hòa Thuận 6.Thành Nhất 7.Thành Công 8.Thắng Lợi 9.Thống Nhất 10.Tân Tiến 11.Tân Thành 12.Tự An 13.Tân Lập 14.Tân Hòa 15.Khánh Xuân 16.Ea Tam 17.Hòa Thắng 18.Hòa Xuân 19.Hòa Phú 20.Hòa Khánh 21.Ea Kao

Kinh tế - Xã hội (2013)

Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam[8].
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11)[9].
  • Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 15-18%
  • Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 2.200 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp: 1.086 tỷ đồng
  • Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.086 tỷ đồng
  • Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN: 5.668 tỷ đồng
  • Thu nhập bình quân đầu người: 2.050 USD/người/năm.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ: 18.500 tỷ đồng
  • Tỷ trọng các ngành: 43.57% công nghiệp-xây dựng, 49.41% thương mại-dịch vụ, 7.02% nông-lâm nghiệp.
  • Giao thông: 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.
  • Tỷ lệ hộ nghèo: 1.35%
  • Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người
  • Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng
  • Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
  • Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học.Năm 2013 ngành giáo dục của thành phố tiếp tục được đầu tư một cách toàn diện cả về cơ sở vật chất và nguồn lực con người. 100% các trường học trên địa bàn được xây dựng kiên cố khang trang, gần 100 % số giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 56% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên. Toàn thành phố có 59 trường được công nhận chuẩn Quốc gia.
  • Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực.Hệ thống mạng lưới y tế từ thành phố xuống cơ sở tiếp tục được tăng cường, 10/21 Trạm y tế xã phường đạt chuẩn Quốc gia Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi.
  • Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
  • Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40 máy/100 dân).

Văn hóa

Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên

Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất. Sử thi có mặt hầu hết ở các tộc người nơi đây, dân tộc Êđê gọi là khan, M’nông là ot ndrong, Bana là h’mon... Sử thi Tây Nguyên được tập trung nghiên cứu, sưu tầm nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ với Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên mà Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận như Bình Phước, Khành Hòa, Phú Yên thực hiện trong nhiều năm qua. Nhờ đó, chúng ta đã sưu tầm được hàng trăm sử thi, xuất bản nhiều sử thi có giá trị, trong đó sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại hình văn học dân gian khác của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ... cũng được sưu tầm, biên soạn và xuất bản.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người. Các dân tộc sinh sống ở tỉnh Gia Lai như Bana, Giarai là những tộc người có năng khiếu đặc biệt về điêu khắc gỗ, trình độ nghệ thuật tạo hình, trang trí rất phát triển. Những rừng tượng nhà mồ đã từng tồn tại làm nên dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật điêu khắc, thể hiện sự tài hoa, truyền thống nhân văn của các tộc người Tây Nguyên.
Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng...
Trong lễ nghi nông nghiệp, đáng chú ý nhất là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa. Lễ hội cộng đồng phải kể đến lễ kết nghĩa, lễ mừng nhà rông mới...

Giáo dục

Danh sách các trường Đại học - Cao đẳng tại Buôn Ma Thuột

1.Đại học Tây Nguyên
2.Phân hiệu Đại học Đông Á(Tp HCM)
3. Cao đẳng sư phạm Đắk Lăk
4. Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Đắk Lăk
5. Cao đẳng nghề Đắk Lăk
6. Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Đắk Lăk
7. FPT Polytechnic Tây Nguyên
  • Giai đoạn 2015- 2020 tỉnh Đắk Lắk có 5 trường Cao đẳng
+ Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk,
+ Cao đẳng Y tế
+ Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Đắk Lắk (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật ĐắkLắk),
+ Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên,
+ Cao đẳng Tây Nguyên (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Tây Nguyên).).
Về Đại học (có 6 ĐH):
+ Đại học Tây Nguyên,
+ Đại học Buôn Ma Thuột (khởi công XD 2014-2015)
+ Đại học Y Dược (tách Khoa Y khỏi Đại học Tây Nguyên);
+ Nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành Đại học Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên
+ Phân hiệu Đại học Đông Á.
+ Phân hiệu đại học Bình Dương.

Ngã 6 Ban Mê


Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.
Trước đây, khi mới giải phóng nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích. Sau này một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Đến những năm cuối thế kỷ trước thì tượng đài chiến thắng đã được xây dựng hoàng tráng như hiện nay. Nơi đây từng có một chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình.
Ngã sáu Ban mê đã đi vào thơ ca qua nhiều bài hát đi cùng năm tháng và giờ đây nó chính là một trong những địa chỉ mà du khách rất yêu thích, thường tìm đến để chụp ảnh kỷ niệm cho chuyến đi Đắk Lắk của mình.

Cây Kơnia cổ thụ


Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15–30 m, đường kính 40–60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

Thủ phủ cà phê

Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA,... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê".
Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hóa đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột.

Mời đi uống cà phê

Ở Đắk Lắk, việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả chục năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Đặc biệt,nơi đây có một loại cà phê mà đã trở thành huyền thoại,dó là "Cà phê phân chồn",nói đến ai cũng nghĩ đến… nhưng thực chất không phải như vậy, cà phê phân chồn là loại cà phế được chế biên từ những hạt cà phê chín mọng sau khi con chồn ăn chúng,chỉ riêng công đoạn chế biên thôi cũng đủ cho ta thấy nó đặc biệt như thế nào.Mùi vị của chúng đã làm ngất ngây bao nhiêu khách du lịch khi đến đây.

Lễ hội Cà phê

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60& sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Hình thức giao dịch trực tuyến với thị trường thế giới.

Buôn AKô Đhông

Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, dấu ấn đậm nét Malayo (Nam Đảo) thể hiện qua các kiến trúc nhà dài xếp dọc hai bên trục lộ, nhìn từ xa dáng dấp của những con thuyền với các mái nhà như con sóng biển, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Giao thông

Đường bộ

  • Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đường quốc lộ, trong đó:
  • Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
  • Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
  • Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
  • Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
  • Quốc lộ 29: Bộ GT-VT đã có Quyết định chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). QL 29 là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280 km)
  • Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách

Đường hàng không

Sân bay Buôn Ma Thuột (mã sân bay IATA: BMV, mã sân bay ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất thiết kế nhà ga 1.000.000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm. Các tuyến bay gồm có:
  • Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
  • Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
  • Buôn Ma Thuột - Sân bay Vinh, Nghệ An
Với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nhà ga hành khách Cảng Hàng không Buôn Ma Thuật chính thức được khánh thành sáng 24/12/2012. Nhà ga mới có công suất đáp ứng đến năm 2020 là 1 triệu hành khách/năm. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột nằm tại địa bàn xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc) - là một trong 8 cảng hàng không địa phương trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Việc mở rộng nâng cấp cảng hàng không Buôn Ma Thuột là dự án cần thiết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, đây cũng là một trong các dự án nằm trong chiến lược nâng cấp, hiện đại hóa các Cảng hàng không địa phương trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.

Nhà ga mới Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột

Theo Quy hoạch Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Bộ GTVT phê duyệt, ngày 22/01/2010 Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã khởi công công trình xây dựng Nhà ga hành khách và mở rộng sân đậu máy bay Cảng hàng không Buôn Ma Thuột với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng đến năm 2020, công suất phục vụ của nhà ga hành khách mới Buôn Ma Thuột được thiết kế là 1 triệu HK/năm, quy mô bao gồm: một tầng trệt và một tầng lửng, với tổng diện tích sàn 7.175 m2, đáp ứng 4 chuyến bay giờ cao điểm (02 chuyến đến và 02 chuyến đi) với loại máy bay A321 trở xuống; Ngoài ra còn có các công trình tiện ích phụ trợ như trạm cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, sân đậu ô tô…
Xuất phát từ thực tế nhu cầu sinh hoạt cộng đồng rất cao của người Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc Tây nguyên, nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có không gian kiến trúc lớn, hiện đại, nhưng hài hòa với đặc thù văn hóa vùng miền. Nhà ga hành khách được thiết kế sử dụng 1,5 cao trình (một cao trình rưỡi).
Tầng trệt được bố trí cho quy trình khách đến, khách đi bao gồm: sảnh làm thủ tục lên máy bay, khu soi chiếu an ninh, khu vực xếp dỡ hành lý; sảnh nhận hành lý, khu bán hàng, khu đợi VIP, trung tâm vận hành và quản lý, không gian lưu thông, hành lang đón và khởi hành… Tầng lửng gồm: khu tập trung khởi hành, khu phòng chờ, khu M&E, khu bán hàng, không gian lưu thông…
Quy trình khai thác đảm bảo phục vụ an toàn và tiện lợi cho các chuyến bay đi/đến Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thuộc: hạng sân bay 4C, theo tiêu chuẩn của tổ chức HKDD thế giới ICAO.
Nhà ga hành khách: 7.175m2 với 4 cửa ra máy bay; 9 cửa check - in; 2 băng chuyền; 2 máy chiếu an ninh... Hệ thống ngăn chặn tấn công khủng bố, hệ thống chữa cháy tự động, máy soi chiếu an ninh, nguồn điện liên tục 24/24, dịch vụ y tế, cấp cứu y tế 24/7. Hệ thống đường liền kề nhà ga dành cho 3 làn xe, sân vườn, bãi đậu xe, công viên cây xanh.
Được biết, trong các năm qua lưu lượng hành khách thông qua cảng hàng không Buôn Ma Thuột tăng trưởng nhanh ở mức trung bình 40%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2011, sản lượng hành khách tăng 54,4% so với cùng kỳ 2010. Kế hoạch trong năm 2012 Cảng hàng không Buôn Ma Thuột ước tính phục vụ khoảng hơn 400.000 hành khách.
Năm 2013 Cảng đã phục vụ an toàn tuyệt đối hơn 5.100 lần chuyến cất hạ cánh bằng máy bay thương mại; Vận chuyển hơn: 500.000 lượt khách; Vận chuyển được 3.609 tấn hành lý, hàng hóa
Khi nhà ga mới được đưa vào sử dụng, công suất nhà ga mới được tính toán đáp ứng đến năm 2020 với công suất là 1 triệu hành khách/năm. Vào giờ cao điểm nhà ga sẽ phục vụ 4 chuyến bay với số hành khách lên đến khoảng 400 người.
Trong tương lai, cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ phát triển các tuyến giao thông đường hàng không nối khu vực này với miền Nam, miền Bắc và các nước trong khu vực. Đây là một yêu cầu và là một động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cũng như khai thác hơn nữa tiềm lực của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung

Đường sắt

Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160 km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột.
Theo tính toán, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.
Tuyến đường sắt này cũng mở ra cơ hội lớn cho vùng Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và một phần Thái Lan gần hơn với biển. "Địa lý kinh tế của Phú Yên gắn liền với các tỉnh Tây nguyên, hành lang kinh tế Đông Tây và các nước ASEAN, nối thông ra biển và có khả năng phát triển về đường biển.
Danh lam thắng cảnh
Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như:
  • Đình Lạc Giao.
  • Chùa Sắc tứ Khải Đoan.
  • Nhà đày Buôn Ma Thuột.
  • Bia Lạc Giao.
  • Khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
  • Toà Giám mục tại Đắk Lắk.
Du khách cũng có thể đến với làng văn hóa buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê...
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp...
Tour liên Quan:

  1. Tour du lịch lễ 30-4: Buôn Ma Thuột- Đà Lạt(4 ngày 3 đêm)
  2. Tour Buôn Ma Thuột dành cho người độc thân(4 ngày 3 đêm)
  3. Tour du lịch lễ 30-4: Buôn Ma Thuột- Nha Trang (5 ngày 4 đêm)